0938 202 829

Tầm Quan Trọng Của Chế Độ Giàu Dinh Dưỡng Đối Với Trẻ Nhỏ

  • 06/03/2024
  • Theo nhiều nghiên cứu, trong giai đoạn từ 1- 6 tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên không thể thích nghi với nhiều loại đồ ăn như người lớn. Do đó, việc lựa chọn thực phẩm dinh dưỡng trong thời điểm “vàng” này là vô cùng cần thiết bổ sung một lượng lớn chất dinh dưỡng dồi dào từ các loại thực phẩm để có thể phát triển chiều cao, cân nặng và tăng sức đề kháng.

    Hãy cùng Thực phẩm mầm non.com tìm hiểu tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng đối với các bé mầm non? Và làm cách nào để xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp cho sự phát triển của trẻ những năm đầu đời.

    1. Vai Trò Của Dinh Dưỡng Đối Với Sự Phát Triển Ở Trẻ

    1.1 Phát triển thể chất, chiều cao và cân nặng của trẻ

    Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của trẻ, đặc biệt là giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì. Khi trẻ chào đời cho đến khi dậy thì, tốc độ tăng trưởng về chiều cao và cân nặng sẽ chậm dần. Vì thế việc phải cung cấp đầy đủ năng lượng, dưỡng chất cho trẻ nhất là giai đoạn 0-6 tuổi sẽ giúp trẻ tăng trưởng đều, làm tiền đề tốt chuẩn bị cho sự phát triển mạnh mẽ ở tuổi dậy thì.

    Theo các chuyên gia thì chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất bởi yếu tố dinh dưỡng chiếm 32%, yếu tố di truyền chiếm 23%, vận động thể lực chiếm 20% còn lại là môi trường, ánh sáng, thời gian ngủ nghỉ

    1.2 Phát triển trí não của trẻ

    Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non rất quan trọng giúp phát triển trí não của trẻ. Theo nhiều nghiên cứu thì trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ từ trong bụng mẹ và giai đoạn đầu đời thường có chỉ số IQ cao hơn so với trẻ không cung cấp đủ dinh dưỡng. Nếu trẻ bị thiếu sắt sẽ có nguy cơ giảm nhận thức và tiếp thu chậm ở độ tuổi đi học. Bên cạnh đó, trẻ được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng thường vận động tốt, có khả năng giao tiếp và nhận thức tốt hơn.


    1.3 Phòng ngừa các nguy cơ bệnh lý ở trẻ


    Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ em rất quan trọng trong việc phòng ngừa các bệnh lý béo phì, suy dinh dưỡng ở trẻ mầm non. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ đáp ứng nhu cầu của trẻ trong các giai đoạn phát triển khác nhau, giúp trẻ tăng trưởng toàn diện nhất. Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng cũng giúp đẩy lùi bệnh tật, cải thiện năng suất hoạt động trong cuộc sống cho trẻ.

    Nếu thiếu dinh dưỡng, cơ thể sẽ chậm lớn, chậm phát triển về chiều cao và trí lực. Kéo dài tình trạng trên dẫn đến sụt cân và gặp vấn đề thể trạng như suy dinh dưỡng. Ngược lại nếu thừa dinh dưỡng (chủ yếu là thừa protein, song vẫn thiếu các chất dinh dưỡng khác) sẽ ảnh hưởng không tốt đến cấu trúc, chức năng của tế bào, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tim mạch, huyết áp,… Vì vậy, dinh dưỡng hợp lý là vấn đề vô cùng cần thiết đối với sức khỏe của trẻ em.

    Vì thế, để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, quý phụ huynh cần phải cập nhật liên tục các kiến thức về hàm lượng dinh dưỡng, các nguyên liệu tốt cho trẻ để các bé phát triển một cách tốt nhất. Vậy làm cách nào để xây dựng thực đơn

    2. Nguyên Tắc Xây Dựng Thực Đơn Dựa Vào Tháp Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mẫu Giáo

    Tháp dinh dưỡng là mô hình hình tháp, cung cấp thông tin về các nhóm thực phẩm được khuyến nghị nên và không nên dùng trong bữa ăn hàng ngày của trẻ mầm non, mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi. Dựa vào tháp dinh dưỡng, cha mẹ cũng như người chăm sóc trẻ (các trường học mẫu giáo, mầm non) có thể xây dựng chế độ ăn uống cân đối, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

    Dựa trên các nguyên tắc dinh dưỡng trên, thực đơn cho trẻ mầm non hiệu quả trong các bữa ăn, chúng ta cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

    2.1 Cung cấp đủ năng lượng cho trẻ:

    Cần cung cấp đa dạng cho trẻ các nhóm chất cơ bản là tinh bột, chất xơ, đạm, béo, vitamin và khoáng chất, đảm bảo năng lượng để trẻ hoạt động và phát triển toàn diện. Cụ thể, nhu cầu năng lượng của trẻ 3 – 5 tuổi là khoảng 1.230 – 1.320 kcal/ngày.

    2.2 Đa dạng thực phẩm:

    Sử dụng đa dạng nhiều loại thực phẩm khác nhau trong khẩu phần ăn hằng ngày của trẻ vừa giúp các bạn nhỏ thay đổi khẩu vị, ăn uống ngon miệng hơn, vừa đảm bảo cung cấp dưỡng chất đa dạng, đồng thời giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên thay đổi thực phẩm giữa các nhóm với nhau. Nhu cầu về năng lượng khuyến nghị trung bình của trẻ khoảng từ 1230 calo đến 1320 calo trong một ngày. Tỷ lệ chất bột đường chiếm 52% đến 60%, chất đạm chiếm khoảng 13% đến 20%, chất béo chiếm khoảng từ 25% đến 35% tổng năng lượng khẩu phần hàng ngày.

    2.3 Xây dựng thực đơn theo mùa và sở thích của trẻ:

    Điều này tạo cảm giác thèm ăn với trẻ, đặc biệt với những trẻ kén ăn dẫn đến suy dinh dưỡng, cha mẹ nên xây dựng thực đơn theo mùa và sở thích của trẻ. Đặc biệt, với trái cây và rau củ quả, ta nên chọn các loại quả theo mùa.

    2.4 Chọn lựa thực phẩm an toàn:

    Ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất theo tháp dinh dưỡng cân đối cho trẻ mầm non, cha mẹ cũng cần lưu ý chọn lựa những loại thực phẩm an toàn, không bị hư hỏng, ôi thiu, hóa chất trước khi chế biến để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

    2.5 Lưu ý với những trẻ bị dị ứng:

    Một số trẻ có thể bị dị ứng đối với những loại thực phẩm như dị ứng trứng, sữa, các loại hạt, mướp đắng, ... Vì vậy, cần theo dõi phản ứng của trẻ khi cho trẻ lần đầu sử dụng một loại thực phẩm mới và tránh trong những lần sử dụng tiếp theo.

    Quý thầy cô có nhu cầu xin vui lòng liên hệ với số hotline của chúng tôi để được tư vấn và biết thêm thông tin chi tiết.

    Bài Viết Liên Quan

    Copyright © 2024. Bản quyền thuộc về NGUYÊN KHANG FOOD |