0938 202 829

Cách phân biệt các loại rau mùi từ A - Z

  • 04/06/2024
  • Rau thơm hay rau gia vị là những loại rau có hương thơm đặc trưng, thường dùng để ăn kèm hoặc sử dụng để tăng mùi vị cho món ăn. Ở Việt Nam có rất nhiều các loại rau thơm, mỗi loại đều có hương vị riêng tạo nên một thế giới rau gia vị cực kỳ phong phú.

    Tuy nhiên, có thể sẽ khá thách thức đối với những người mới bắt đầu làm quen khi phải phân biệt giữa các loại rau với nhau. Có những loại rau mang màu sắc và hình dáng đặc trưng nhưng cũng có không ít các loại rau có bề ngoài nhìn na ná nhau.

    Hãy cùng xem ngay cẩm nang phân biệt các loại rau thơm dưới đây nhé!

    1. RAU MÙI/ MÙI TA/ NGÒ/ NGÒ RÍ

    - Lá rau mùi có cuống dài, rau có mùi thơm và vị cay.

    - Có thể làm nước chấm, cắt nhỏ để làm các món xào hay để dài cả cuống ăn sống....

    2. RAU KINH GIỚI/ KHƯƠNG GIỚI/ GIẢ TÔ/ BẠCH TÔ

    - Lá có nhiều gân, cuống ngắn, mép lá răng cưa. Lá kinh giới hay bị nhầm với húng chanh và tía tô.

    - Nhất định không thể thiếu khi ăn cùng bún đậu

    3. RAU RĂM

    - Lá rau răm mọc so le, cuống ngắn và có hình thuôn dài, đầu nhọn. Rau răm có vị cay nhẹ, hơi đắng.

    - Giúp khử mùi tanh trong các món ăn hải sản và ăn kèm chảo sườn hoặc trứng vịt lộn.

    4. RAU MÙI TÀU/ NGÒ GAI

    - Đặc điểm nhận dạng là lá dài và có các viền răng cưa ở rìa lá

    - Ngoài ăn sống mùi tàu còn được dùng nhiều trong csch món canh và không thể thiếu được trong các món liên quan đến măng.

    5. RAU TÍA TÔ

    - Lá có nhiều gân, cuống ngắn, mép lá răng cưa. Lá tía tô có màu tím hoặc xanh tím có loại xanh trên, dứoi tím và lại có tím hoàn toàn.

    - Rau tía tô có thể dùng để ăn sống, nấu cháo và làm nước giải cảm. Ngoài ra lá tía tô còng có mặt trong món riêu cua lẩu riêu.

    6. RAU ĐINH LĂNG

    - Đinh lăng có lá nhỏ hình như chân chim không cân đối, đầu lá nhọn. Rau đinh lăng có vị nhạt hơi đắng.

    - Các món ăn có thể dùng kèm đinh lăng như nem tai, nem chua..

    7. RAU DIẾP CÁ/ GIẤP CÁ/ NGƯ TINH THẢO

    - Lá diếp cá thường mọc so le, hình trái tim, đầu lá nhọn, mặt trên của lá có màu xanh sẫm, mặt dưới có màu xám hơi ngả tím. Rau diếp cá có mùi tanh đặc trưng. Với ai ăn quen thì thấy có vị bùi, thơm mát.

    - Thường dùng để ăn kèm bánh xèo, các món gỏi hoặc dùng làm sinh tố, nước ép.

    8. RAU THÌ LÀ/ THÌA LÁ

    - Lá rau thì lá hình như lá kim, không có cuống. Giống thì là ở miền Bắc thường ngắn, lá nhỏ. Thì là ở miền Nam cây dài và to hơn.

    - Không thể thiếu trong các món cá như canh cá, cá sốt cá chua, lẩu cá, chả cá, bún cá...thường được kết hợp cùng hành lá, rau ngổ, rau răm

    Bài Viết Liên Quan

    Copyright © 2024. Bản quyền thuộc về NGUYÊN KHANG FOOD |